Chuột Logitech G703 LIGHTSPEED WIRELESS GAMING (USB-Wireless)
Nếu Chuột Logitech G603 là sản phẩm chuột gaming wireless giá rẻ, với cách hướng đến người sử dụng là dễ cầm, dễ sử dụng, thì bạn có thể tưởng tượng chuột logitech G703 là bản nâng cấp cho Logitech G603 với thiết kế tương đồng, nhưng được nâng cấp thêm các chức năng khác, mắt đọc cao cấp, công nghệ POWERPLAY , Switches Omron , Mắt đọc Sensor PMW 3366
Vậy có thể thấy rằng, Chuột Gaming chính hãng Logitech G703 là đứa con lai ở giữa 2 sản phẩm là Logitech G903 và Logitech 603, giữ được kiểu dáng đồng thời có thêm chức năng với mức giá 100$ so với Logitech G603 70$ và Logitech G903 150$. Sau đây chúng ta sẽ tiến vào đánh giá chi tiết Logitech G703.
Bạn đang xem: Chuột Gaming Logitech G703 Lightspeed Giá Rẻ ở Hà Nội
1. Thiết kếGaming Gear Logitech G903 được kế thừa thiết kế đỉnh cao của Logitech G900 trong khi đó thì Logitech G703 chỉ được mang trên mình thiết kế của các mẫu chuột wireless tầm trung của Logitech như G603 hay G403 wireless. Khá là tiếc với 1 sản phẩm có nhiều tính năng như Logitech G703 thì thiết kế khá khiêm tốn, có vẻ giải thích đầy đủ cho việc Logitech “lười” thì giá của nó cũng rẻ hơn Logitech G903 đến 50$. Nhưng với những người sử dụng các dòng chuột Công Thái Học thì có vẻ khá dễ dàng cho việc làm quen, vì Logitech G703 có thiết kế tương đồng với tương đối các dòng chuột gaming.
Logitech G703 được vuốt thẳng xuống ở phần đặt ngón cái ( thumpgrip ) và thoải nhẹ nhàng bên phải, giúp cho người mới sử dụng cũng rất nhanh làm quen, độ dài cũng như độ cao nằm ở mức trung bình nên phù với người sử dụng palmgrip hay clawgrip. Phần cuộn của Logitech G703 cũng có lớp đệm mềm giúp cho việc khi sử dụng sẽ không còn tiếng click, đồng thời cảm nhận khấc của con lăn cũng dừng ở mức vừa phải. Cuộn không hề lỏng lẻo, đồng thời cũng đảm bảo việc dùng click của cuộn đem lại cảm giác cực kỳ chắc chắn khi sử dụng , mặc dù không thể gạt cuộn trái phải giống như Logitech G903. Dưới cuộn là nút chỉnh mức DPI.
Xem thêm : Ổ Cứng Di động Samsung T5 Portable SSD 2TB Giá Rẻ ở Lạng Sơn
Click trái và phải của Logitech G703 có thiết kế khá nông, có thể nghe được cùng với tốc độ trở lại nhanh, phù hợp với việc bạn phải click liên tục. Logitech G703 sử dụng switches giống với đa phần các dòng chuột Gaming sử dụng là Omron, cũng với 50 triệu lần clicky do nhà sản xuất đưa ra. Phía trước chuột là cổng micro USB , với đường nét giống với Logitech G903, thiết kế này giúp cho việc lắp và tháo cổng nhanh hơn và cũng vô cùng chắc chắn trong suốt khoảng thời gian chơi Games.
Phía dưới chuột là nút on/off đồng thời là bộ cảm biến sạc hình tròn POWERCORE module, đưa ra sự lựa chọn nếu bạn mua mouse pad POWERPLAY trị giá 100$ giúp bạn có thể sạc Logitech G703 ngay khi sử dụng. Còn nếu không thì nó cũng chỉ là miếng nhựa che và và là tạ lựa chọn với độ nặng 10g. Không có nó thì Logitech chỉ có cân nặng 106g hay 108g với POWERCORE module, đó là khá nhẹ với 1 sản phẩm chuột gaming Wireless và cũng chỉ tầm các chuột gaming có dây.
Việc thêm 50$ chi trả để sở hữu G903 giúp cho bạn có thêm 1 vài chi tiết được thêm vào, nó chứa tới 5 Profiles cá nhân có thể được lưu trên chuột, với Logitech G703 chỉ lưu được 3. Logitech G903 có thiết kế cân bằng, và có thể tùy chỉnh chức năng ở 2 bên trái phải và có 2 nút chỉnh DPI thay vì 1 như ở trên Logitech G703. Cuộn của Logitech G903 có thể chỉnh ở chế độ Free Spinning, và có thể click trái và phải, trong khi đó thì Logitech G703 không thể tùy chỉnh cuộn được. Như đã nói ở trên, các thông số cơ bản thì khá là tương đồng khi cả Logitech G903 và Logitech G703 đều sử dụng mắt đọc tiêu chuẩn của Pixart PMW3366 cảm biến quang học, cùng sử dụng switches Omron cũng như công nghệ Wireless Lightspeed Technology. Tuy nhiên nếu bạn yêu màu trắng, thì cũng có thể chọn Logitech G703 khi sản phẩm được đưa ra thị trường với 2 lựa chọn màu sắc là Trắng và Đen.
2. Phần mềmCác sản phẩm tôi review lần này đều là của Logitech nên phần mềm hỗ trợ chắc không xa lạ với nhiều người là Logitech Gaming Software (LGS). Giống như các sản phẩm khác, LGS giúp cho G703 điều chỉnh bóng đèn led RGB 16.8 triệu màu hiển thị dưới dạng Logo Logitech G ở thân chuột, cài Macro trên nút chức năng bên hông chuột, điều chỉnh các mức DPI. Logitech G703 có bộ nhớ trong có thể chứa được 3 profiles các nhau trên chuột.
Khi vào chức năng cài đặt nút trên LGS, bạn có thể cài đặt tất cả các nút ấn có trên chuột trừ cuộn lên, xuống và 2 nút trái phải ( bạn có thể đảo ngược nhưng không thể thay thế chức năng của chúng ). Các nút còn lại có thể chỉnh thành 1 trong 22 chức năng khác nhau, Combo trong Games hay là các Macro chi tiết cho từng ứng dụng.
Xem thêm : Chuột Gaming Razer DeathAdder Essential Giá Rẻ ở Huế
Bạn có thể điều chỉnh mức DPI từ 200-12,000 và bạn còn có thể sử dụng chuột ở các mặt phẳng khác nhau, điểm khác biệt chính là độ nhạy ( Sensivities ) và độ chính xác ( Accuracy ) khi sử dụng chế độ Preset đối với bề mặt cứng hay mềm, chắc bạn sẽ muốn thử tính năng này.
Hiện tại bây giờ LGS đã có thể sync với cả Smartphone qua phần mềm thứ 3 tên là ARX Control, bạn có thể điều khiển chiếc, kiểm tra thông tin phần cứng kể cả nhiệt độ CPU, hay PGU của PC mình thông qua Smartphone, tính năng vô cùng hấp dẫn. Chắc chúng ta sẽ đến với chi tiết phần mềm hỗ trợ này ở bài đánh giá Logitech G903 tiếp theo, nên Stay Tune nhé 😉
3.Hiệu năng khi chơi GamesSử dụng cùng mắt đọc Pixart PMW3366, cùng bộ xử lý, cùng công nghệ Wireless, và cả Switches Omron nên chúng ta có thể thấy được màn trình diễn của Logitech G703 Ingame là tuyệt vời như thế nào. Và đúng là như vậy, mỗi hành động khi sử dụng Logitech G703 là cực kỳ chính xác, tốc độ theo dõi từng pixels của mắt đọc là tuyệt vời. Việc sử dụng công nghệ Wireless Lightspeed Technology đã giúp cho việc di chuột chậm, hay tần số click cũng đã gần chạm đến chuẩn của các dòng chuột có dây. Với kinh nghiệm của tôi thì tốc độ phản hồi Logitech G703 đã rất gần với chuột có dây, và gần như chúng ta không thể cảm nhận được sự khác biệt. Và việc sử dụng chế độ Wireless hay Wired mode cũng làm cho tôi không thể cảm nhận được sự khác biệt nào khi sử dụng.
Việc bạn cắm dây hoặc không, không ảnh hưởng tới tốc độ truyền tín hiệu của chuột và có thể so găng với vô số sản phẩm Gaming Mouse có dây tôi từng sử dụng. Logitech đảm bảo việc bạn có thể sử dụng từ 24-32 tiếng , đồng thời cũng phụ thuộc vào chế độ led RGB mà bạn sử dụng. Tôi sử dụng Logitech G703 trong 3 ngày với mức pin từ 100%, cho tới khi tôi phải cắm sạc lại thì mỗi ngày tôi sử dụng 10-12 tiếng, ở tất cả ứng dụng, lẫn Gaming. “ Vài lần sạc nó 1 lần” – Charge it every few days dường như là tiêu chí cho các sản phẩm gaming mouse wireless bây giờ. Để sạc đầy pin từ mức 0% thì bạn cần cắm chuột ít nhất 2 tiếng đồng hồ, có vẻ là khá ổn với tốc độ sạc thông qua cổng Micro-USB.
Bonus: Hệ thống POWERPLAYG903 và G703 là 2 sản phẩm đầu tiên của thương hiệu Logitech G hỗ trợ công nghẹ mới POWERPLAY system. Nó là chiếc Mouse Pad cứng có chứa cả hệ thống sạc không dây lẫn cổng nhận tín hiệu Wireless. Cắm dây nối sạc của chuột vào MousePad và lật miếng nhựa POWERCORE module ở dưới chuột, và quên chuyện bạn phải sạc chuột đi, ngay lúc đó công nghệ sạc không dây của Logitech đã được kích hoạt, sẽ không cần phải cắm sạc, đặt ở dock sạc, hay thay đổi pin để sử dụng.Pad POWERPLAY có size khá lớn, lên tới 11 Inches và phù hợp với việc sử dụng chuột ở khoảng rộng, Hệ thống POWERPLAY không có hỗ trợ các sản phẩm Wireless khác ngoài Logitech G, tuy nhiên là bạn vẫn có thể sử dụng để di trên bề mặt pad nhưng không có hệ thống sạc qua Pad như Logitech G703 hay G903.Và còn nhiều nữa, chúng ta sẽ nói đến khi Review Logitech G9034. Vậy với mức giá trên 2 triệu, liệu chúng ta có nên sử dụng Logitech G703?
Nguồn: https://bestgia.vn
Danh mục: Máy tính